Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105727

TAM THANH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

Ngày 21/08/2020 10:32:05

 TAM THANH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN

THỐNG LỊCH SỬ

 

Tam Thanh là xã biên giới, núi cao, vùng sâu vùng xã dân tộc ít người của huyện Quan Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 20km. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện; Phía Nam giáp xã Yên Khương (huyện Lang Chánh); Phía Đông giáp xã Tam Lư; Phía Tây giáp Cụm Mường Pao (Lào). Tam Thanh có chung đường biên giới 18km tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18km đường tuần tra biên giới.

Tam Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 9.935,73ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 220,17ha; diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 8289,67ha; đất nuôi trồng thủy sản là 4,98ha; đất ở là 23,51ha; đất nương rẫy là 10,0ha; đất hoa màu vườn là 253,33 ha còn lại là đất sông suối, đất chưa sử dụng…

Với vị trí, địa lý, điều kiện tự hiên, môi trường khí hậu đất đai đã tạo nên vùng đất Tam Thanh tập trung những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ và nhân dân xã Tam Thanh đã và đang khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
     Xã Tam Thanh có quá trình hình thành làng bản và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Hiện nay xã Tam Thanh có 8 làng bản cùng làm ăn và sinh sống gồm bản Pa, bản Cha Lung, bản Phe, bản Na Ấu, bản Bôn, bản Ngàm, bản Kham, bản Mò. Xã Tam Thanh được chia tách từ xã Tam Lư và có 14 dòng họ cùng sinh sống gồm: họ Hà họ Phạm, họ Lò, họ Lữ họ Lương, họ Lộc, họ Khoang, họ Vi, họ Ngân,họ Dương, họ Trương, họ Lê, họ Bùi, họ Trịnh.

Trong ký ức của ông cha ta truyền lại qua các thế hệ, người Thái đã có mặt ở đây từ lúc ông bà còn lấy cây móc, cây mai khai ruộng, rừng núi chưa có dấu chân người Song đến bây giờ thật khó xác định những lớp người đầu tiên sinh sống ở đây họ là ai, từ đâu đến…hay cụ thể hơn là vào trước thế kỷ XIV chủ nhân thật sự của vùng đất này là ai. Điều này thật không dễ trả lời, từ lâu nó vẫn là một ẩn số. Trong ký ức của Ông cha ta kể lại, trong một số bài Mo của người Thái cũng nhắc đến lớp cư dân cổ xưa là các “Phu Giơi” (Người Giơi). Hay Roobocanh (Ch.Robequain) cũng nhắc đến các “Phu Giơi” nhưng tác giả không giải thích và cũng không giả thiết họ là ai.

Với những bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học cùng những kết quả nghiên cứu, điền dã thực địa của các nhà khoa học, chúng ta có thể hình dung nguồn gốc dân cư của vùng đất Tam Thanh ngày nay là người Thái.

Hiện nay sau hơn 34 năm thành lập xã Tam Thanh  có 8 bản, tổng số hộ trong toàn xã 809 hộ, tăng 5 hộ so năm 2018 có 3.977 khẩu tăng 66 khẩu có 3 dân tộc anh em (Thái, Mường, Kinh) cùng sinh sống. Trong đó dân tộc thái 771 hộ chiếm 96%; dân tộc Mường 12 hộ chiếm 1,4%; dân tộc Kinh 21 hộ chiếm 2,6%; tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã là 153 hộ (chiếm 19,05%), Cận nghèo 90 hộ (chiếm 11,21%). Thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/người/năm (Số liệu năm 2018)

Đồng bào Thái ở Tam Thanh sống thật thà, chất phác, tôn kính tổ tiên, ông bà và hiếu nghĩa. Trong giao tiếp sinh hoạt mềm mỏng, hiền hòa. Tục ngữ Thái ở đây có câu “đánh con dùng đôi mắt, đánh chó mới dùng roi”. Người Thái có ngôn ngữ và hệ thống chữ viết lâu đời. Trước Cách mang tháng Tám năm 1945, người Thái chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình trên tất cả các văn tự đều sử dụng chữ Thái. Cho đến hiện nay ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã. Người Thái Tam Thanh luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, bản làng, có tinh thần tương thân, tương ái cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết gắn bó, thủy chung trọng nghĩa tình… Song con người Tam Thanh có truyền thống trong lao động, được thành lập chia tách của xã Tam Lư, Tam Thanh là xã biên giới đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 70%, giao thông đi lại khó khăn, đất trồng cây lương thực ít nhưng người dân Tam Thanh đều cần cù, chịu thương chịu khó bằng bàn tay lao động và óc sáng tạo, những cư dân dòng họ nới đây đoàn kết một lòng, nên đất đai trở thành vùng đất tươi tốt của những cánh rừng, đồi luồng xanh thẳm. Ngoài ra con người xã Tam Thanh giàu truyền thống Văn hóa, xã luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa và có tính cộng đồng cao. Cư dân người Thái có nhiều nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc như : nhảy sạp, hát khặp, khua luống, khèn bè, Pí một….trong ngày lễ tết của địa phương.

Về trang phục truyền thống: Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, nam giới mặc áo cánh ngắn, xẻ ở ngực; quần xẻ đũng áo nam cổ tròn, không có cầu vai, có cúc cài bằng xương hoặc tết bằng vải. Quần áo màu chàm xanh hoặc chàm đen. Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống là áo khóm màu xanh, mặc váy thái truyền thống.

Về Ẩm thực : Cùng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần thông qua việc thường xuyên tổ chức các lễ hội, mặc trang phục truyền thống hàng ngày người Thái nơi đây còn có nền văn hóa ẩm thực rất ngon và lạ khiến cho ai thưởng thức một lần cũng khó lòng quên được đó là món Canh uôi, rau nộm canh nậm pịa, cơm lam…..

 

TAM THANH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

Đăng lúc: 21/08/2020 10:32:05 (GMT+7)

 TAM THANH – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN

THỐNG LỊCH SỬ

 

Tam Thanh là xã biên giới, núi cao, vùng sâu vùng xã dân tộc ít người của huyện Quan Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 20km. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện; Phía Nam giáp xã Yên Khương (huyện Lang Chánh); Phía Đông giáp xã Tam Lư; Phía Tây giáp Cụm Mường Pao (Lào). Tam Thanh có chung đường biên giới 18km tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18km đường tuần tra biên giới.

Tam Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 9.935,73ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 220,17ha; diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 8289,67ha; đất nuôi trồng thủy sản là 4,98ha; đất ở là 23,51ha; đất nương rẫy là 10,0ha; đất hoa màu vườn là 253,33 ha còn lại là đất sông suối, đất chưa sử dụng…

Với vị trí, địa lý, điều kiện tự hiên, môi trường khí hậu đất đai đã tạo nên vùng đất Tam Thanh tập trung những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ và nhân dân xã Tam Thanh đã và đang khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
     Xã Tam Thanh có quá trình hình thành làng bản và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Hiện nay xã Tam Thanh có 8 làng bản cùng làm ăn và sinh sống gồm bản Pa, bản Cha Lung, bản Phe, bản Na Ấu, bản Bôn, bản Ngàm, bản Kham, bản Mò. Xã Tam Thanh được chia tách từ xã Tam Lư và có 14 dòng họ cùng sinh sống gồm: họ Hà họ Phạm, họ Lò, họ Lữ họ Lương, họ Lộc, họ Khoang, họ Vi, họ Ngân,họ Dương, họ Trương, họ Lê, họ Bùi, họ Trịnh.

Trong ký ức của ông cha ta truyền lại qua các thế hệ, người Thái đã có mặt ở đây từ lúc ông bà còn lấy cây móc, cây mai khai ruộng, rừng núi chưa có dấu chân người Song đến bây giờ thật khó xác định những lớp người đầu tiên sinh sống ở đây họ là ai, từ đâu đến…hay cụ thể hơn là vào trước thế kỷ XIV chủ nhân thật sự của vùng đất này là ai. Điều này thật không dễ trả lời, từ lâu nó vẫn là một ẩn số. Trong ký ức của Ông cha ta kể lại, trong một số bài Mo của người Thái cũng nhắc đến lớp cư dân cổ xưa là các “Phu Giơi” (Người Giơi). Hay Roobocanh (Ch.Robequain) cũng nhắc đến các “Phu Giơi” nhưng tác giả không giải thích và cũng không giả thiết họ là ai.

Với những bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học cùng những kết quả nghiên cứu, điền dã thực địa của các nhà khoa học, chúng ta có thể hình dung nguồn gốc dân cư của vùng đất Tam Thanh ngày nay là người Thái.

Hiện nay sau hơn 34 năm thành lập xã Tam Thanh  có 8 bản, tổng số hộ trong toàn xã 809 hộ, tăng 5 hộ so năm 2018 có 3.977 khẩu tăng 66 khẩu có 3 dân tộc anh em (Thái, Mường, Kinh) cùng sinh sống. Trong đó dân tộc thái 771 hộ chiếm 96%; dân tộc Mường 12 hộ chiếm 1,4%; dân tộc Kinh 21 hộ chiếm 2,6%; tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã là 153 hộ (chiếm 19,05%), Cận nghèo 90 hộ (chiếm 11,21%). Thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/người/năm (Số liệu năm 2018)

Đồng bào Thái ở Tam Thanh sống thật thà, chất phác, tôn kính tổ tiên, ông bà và hiếu nghĩa. Trong giao tiếp sinh hoạt mềm mỏng, hiền hòa. Tục ngữ Thái ở đây có câu “đánh con dùng đôi mắt, đánh chó mới dùng roi”. Người Thái có ngôn ngữ và hệ thống chữ viết lâu đời. Trước Cách mang tháng Tám năm 1945, người Thái chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình trên tất cả các văn tự đều sử dụng chữ Thái. Cho đến hiện nay ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã. Người Thái Tam Thanh luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, bản làng, có tinh thần tương thân, tương ái cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết gắn bó, thủy chung trọng nghĩa tình… Song con người Tam Thanh có truyền thống trong lao động, được thành lập chia tách của xã Tam Lư, Tam Thanh là xã biên giới đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 70%, giao thông đi lại khó khăn, đất trồng cây lương thực ít nhưng người dân Tam Thanh đều cần cù, chịu thương chịu khó bằng bàn tay lao động và óc sáng tạo, những cư dân dòng họ nới đây đoàn kết một lòng, nên đất đai trở thành vùng đất tươi tốt của những cánh rừng, đồi luồng xanh thẳm. Ngoài ra con người xã Tam Thanh giàu truyền thống Văn hóa, xã luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa và có tính cộng đồng cao. Cư dân người Thái có nhiều nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc như : nhảy sạp, hát khặp, khua luống, khèn bè, Pí một….trong ngày lễ tết của địa phương.

Về trang phục truyền thống: Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, nam giới mặc áo cánh ngắn, xẻ ở ngực; quần xẻ đũng áo nam cổ tròn, không có cầu vai, có cúc cài bằng xương hoặc tết bằng vải. Quần áo màu chàm xanh hoặc chàm đen. Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống là áo khóm màu xanh, mặc váy thái truyền thống.

Về Ẩm thực : Cùng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần thông qua việc thường xuyên tổ chức các lễ hội, mặc trang phục truyền thống hàng ngày người Thái nơi đây còn có nền văn hóa ẩm thực rất ngon và lạ khiến cho ai thưởng thức một lần cũng khó lòng quên được đó là món Canh uôi, rau nộm canh nậm pịa, cơm lam…..