Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105727
 


TIỀM NĂNG - THẾ MẠNH CỦA XÃ TAM THANH

Tam Thanh là xã biên giới, núi cao, vùng sâu vùng xã dân tộc ít người của huyện Quan Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 20km. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện; Phía Nam giáp xã Yên Khương (huyện Lang Chánh); Phía Đông giáp xã Tam Lư; Phía Tây giáp Cụm Mường Pao (Lào). Tam Thanh có chung đường biên giới 18km tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18km đường tuần tra biên giới.

Tam Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 9.935,73ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 220,17ha; diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 8289,67ha; đất nuôi trồng thủy sản là 4,98ha; đất ở là 23,51ha; đất nương rẫy là 10,0ha; đất hoa màu vườn là 253,33 ha còn lại là đất sông suối, đất chưa sử dụng. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. Tuy vậy người Tam Thanh  không chỉ nhận biết cái khó, dám đối mặt với những gian nan vất vả mà còn có tầm nhìn xa, tin tưởng vào những lợi thế của huyện để vươn lên.

Tam Thanh là xã có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Tam Thanh có chung đường biên giới 18km tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18km đường tuần tra biên giới, Phía Tây giáp Cụm Mường Pao (Lào), Tam Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 9.935,73ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 220,17ha; diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 8289,67ha; đất nuôi trồng thủy sản là 4,98ha, có nhiều tiềm năng về phát triển rừng. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với nước bạn Lào. Phát huy thế mạnh đó, trong những năm qua, Tam Thanh  đã từng bước "thay da, đổi thịt", mang trong mình nguồn sức sống mới, sinh lực mới.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, với sự mạnh dạn, bản lĩnh, kinh nghiệm, Tam Thanh đã hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phương hướng cơ bản là chuyển dịch nền kinh tế tự nhiên, còn mang hình thức tự cung, tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại. Tập trung quy hoạch, phát triển vùng kinh tế  trồng rừng... Xã cũng chú ý đầu tư quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là các hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, chương trình phát triển du lịch, đầu tư nâng cao trình độ văn hoá, xoá mù chữ cho đồng bào.

Với nỗ lực chung đó, đến nay, kinh tế, xã hội của xã Tam Thanh có những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực.

Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch được triển khai khá tích cực; Quy hoạch, giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân trồng rừng sản xuất, quản lý bảo vệ, khai thác rừng có hiệu quả…

 

         *. Lĩnh vực kinh tế

         1.1. Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định.

a). Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng chính là 103,05 ha chủ yếu là lúa 2 vụ, năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 900 tấn, tăng 10,3 tấn so với cùng kỳ; ngoài ra cây hoa màu lương thực ngắn ngày khác.

b).Chăn nuôi - thú y: Nhìn chung về chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định không có dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu 447 giảm 181 con so với cùng kỳ; đàn bò 917 giảm 89 con so với cùng kỳ; dê 78 con, tăng 26 con so với cùng kỳ; đàn lợn 629 con giảm 26,4% so với cùng kỳ; gia cầm 15.211 con tăng 68,6%. Ước tính sản lượng thịt các loại bán ra thị trường ước tính đạt 1.266 triệu đồng

 Công tác kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh được tăng cường trong năm 2019 tiêm Vắc xin cho đàn gia súc gia cầm đạt 70% so với kế hoạch, được hỗ trợ 60 lít hóa chất, vôi bột 400kg phun và khởi trùng chuồng nuôi đạt 100%.

c). Thủy sản: Duy trì, phát huy có hiệu quả diện tích ao thả cá truyền thống để cải thiện đời sống hàng ngày và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng ước tính trên 2.550 kg, chủ yếu là cá các loại. Ước tính thu nhập từ thủy sản đạt trên 255 triệu đồng.

d). Lâm nghiệp: Công tác quản lý BVR, PCCCR được quan tâm. Sản lượng nan thanh được khai thác, tiêu thụ 570 tấn, nộp vào kho bạc nhà nước huyện Quan Sơn 118 triệu đồng (nguồn thu cố định tại xã), khai thác luồng ước tính đạt trên 1.200.000 cây. Toàn xã trồng được trên 550 cây phân tán các loại; tiếp tục duy trì độ che phủ rừng 95%. Được tổ chức FSC cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 1.399,1 ha/34 hộ; kịp thời cấp gạo cho hộ nghèo tham gia, nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng đối với diện tích 989,56 ha/153 hộ = 103.110 kg.

1.2. Dịch vụ và thương mại:

Hoạt động dịch vụ và thương mại về giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, tuy nhiên một số mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống có tăng so với cùng kỳ. Hiện nay trên địa bàn xã có 3 xưởng chế biến tăm mành. có 35 hộ làm dịch vụ bán hàng tạp hóa. Có 3 doanh nghiệp buôn bán các loại vật liệu xây dựng, 1 công ty TNHH Thành đạt. Thu nhập của các hộ gia đình từ khai thác, chế biến lâm sản và dịch vụ thương mại bán lẻ, trung chuyển tiêu thụ nông, lâm, sản ước đạt hàng chục tỷ đồng.

         1.3. Công tác quản lý nhà về tài nguyên và môi trường được quan tâm:

         Năm 2019 đã cấp mới, cấp đổi, cấp lại 446 giấy chứng nhận QSD. Trong đó: 109 giấy chứng nhận QSD đất ở, 317 giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp, 20 giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp và tặng cho, chuyển nhượng QSD đất là 13 trường hợp. Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất 2020; triển khai thu thập thông tin xây dựng Bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 và thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sự dụng đất năm 2019.

         Công tác môi trường được quan tâm thực hiện thu gom rác thải, xây dựng lò đốt rác mi ni, duy trì khơi thông cống rãnh dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm vào các ngày 10,20,30 hàng tháng trên 15.100 lượt người tham gia năm 2019;

         1.4. Chương trình xây dựng NTM và phòng chống thiên tai

         a). Xây dựng NTM: Thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt kết quả tích cực, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nghiêm túc và thực hiện quyết liệt. Năm 2019 toàn xã đạt 13/19 tiêu chí; 3 bản đạt 12/14 tiêu chí (Bản Mò, Bản Cha Lung và Bản Pa). Tháng 12 năm 2019 công nhận thêm 2 bản (Bản Ngàm, Bản Phe) nâng  số bản Đạt chuẩn nông thôn mới 05 bản trong toàn xã; tổ chức thành công hội nghị Tổng kết 10 năm xây dựng NTM  giai đoạn 2009 – 2019.

         b). Công tác phòng chống thiên tai: Năm 2019, do ảnh hưởng cơn bão số 3 và số 4 đã gây thiệt hại nặng về hoa màu, tài sản và cơ sở hạ tầng ước thiệt hại khoảng trên 900 triệu đồng (Sơ tán 35 hộ và di dời 1 hộ (Lữ Văn Tế- Bản Pa), thiệt hại 7,7 ha diện tích lúa và hoa màu, 0,35 ha cây lâm nghiệp, 0,902 ha diện tích ao cá và 10 con gia súc gia, cầm bị chết, cuốn trôi.

*.Văn hóa - xã hội có bước phát triển vượt bậc. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia có hiệu quả, hiện Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phong phú và đa dạng; các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa phát triển rộng khắp và dần đi vào chiều sâu. Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội đã được quan tâm, chăm lo đặc biệt.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn ngày càng được giữ vững.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Khuyến khích, động viên và hỗ trợ các thành phần kinh tế, địa phương thực hiện chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có hiệu quả. Hướng phát triển chủ yếu củaxã là phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Các cơ sở sản xuất, chế biến tăm mành được xã tập trung chỉ đạo nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, sản xuất sản phẩm được tập trung phát triển như chế biến nông lâm sản, trồng rừng...

Nông - Lâm nghiệp

Ở những vùng có điều kiện sản xuất lương thực đã tăng cường thâm canh, mở rộng tối đa diện tích lúa ở nơi có điều kiện thủy lợi, đưa các giống lúa, ngô năng suất cao để đảm bảo an ninh lương thực; Nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu và cây lương thực, nhất là cây ngô. Thực hiện tốt việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được bố trí ngày càng hợp lý, có chính sách hỗ trợ giống hợp lý và đầu tư thuỷ lợi, phân bón, gieo trồng bằng các loại giống mới có năng suất cao. Diện tích gieo trồng hàng năm giữ mức ổn định, năng suất, sản lượng đạt kế hoạch đề ra, bảo đảm được an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong tương lai, ngành Nông - Lâm nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ vào sản xuất, tập trung vào khâu giống cây trồng,vật nuôi, chế biến nông sản.

Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng các loại cây trồng và trồng rừng là thế mạnh của địa phương như cây ngô, cây lạc, trồng vầu, trồng ruồng

Tiếp tục cải tạo, nâng cao chất lượng, phát triển đàn trâu, bò và gia cầm, tạo chuyển biến rõ rệt trong ngành chăn nuôi, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của xã. Đặc biệt, xã có chính sách hỗ trợ nông dân về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm, hăng hái chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Diện tích khoanh nuôi tiếp tục được mở rộng. Công tác bảo vệ rừng, trồng rừng nhất là trồng rừng, trồng vầu, trồng luồng. xã có chính sách hỗ trợ hợp lý trong quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và chăn nuôi để nhân dân có thu nhập, gắn sản xuất với bảo đảm đời sống, từ đó, tăng khả năng bảo vệ rừng.

Thương mại – Dịch vụ - Du lịch 

Phát huy lợi thế về du lịch, xã sẽ chú trọng việc quảng bá du lịch cộng đồng như khu sinh thái thác trượt ở (Co Hương- bản Ngàm), thác ở bản Pa. Với những cảnh quan và địa danh sẵn có, trong tương lai, Tam Thanh sẽ là điểm đến lý tưởng về du lịch cộng đồng, sinh thái. Mọi người sẽ tha hồ gắm những khu rừng luồng bạt ngàn và bầu không khí mát mẻ trong lành của vùng đất nơi đây./.