Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105727
 1 Lịch sử hình thành và phát triển của xã Tam Thanh.

 Tam Thanh thuộc xã biên giới vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn với tổng diện tích tự nhiên toàn xã 9.935.73 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 7.994.73 ha, đất nông nghiệp 216.69. Trong xã gồm 09 thôn bản; tổng số hộ trong toàn xã là 789 hộ; tổng số khẩu là 3.822 khẩu, có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường, Kinh. Xã Tam Thanh bao gồm 9 bản Bản Pa, Cha Lung, Kham, Ngàm (bản giáp nước bạn Lào) và bản Na ấu, Mò, Bôn, Piềng Pa.

Khi mới chia tách, Tam Thanh được Huyện ủy Quan Sơn ra quyết định chỉ đạo ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời, UBND huyện ra quyết định chỉ định Ủy ban nhân dân lâm thời cho đến kỳ Đại hội lần thứ nhất.

Ban chấp hành Đảng bộ lầm thời xã gồm có 7 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí: Đồng chí: Hà Tuyến Din  làm bí hư Đảng ủy; Đồng chí được bầu làm phó bí thư- Chủ tịch ủy ban nhân dân lâm thời; đồng chí Hà Văn Phong được bầu làm Thường vụ trực Đảng.

Ngày 1 tháng 6 năm 1998, xã Tam Thanh chính thức đi vào hoạt động. Ngay sau khi thành lập xã và Đảng bộ xã, Ban chấp hành lâm thời xã Tam Thanh đã tổ chức họp để nhận định tình hình và quyết định các mục tiêu kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng được vững mạnh.

Hội nghị thông qua các cuộc họp, thảo luận đã khẳng định: Việc thực hiện Quyết định 19/ HĐBT thành lập xã Tam Thanh là phù hợp với lòng dân, y Đảng, phù hợp với phát triển của Huyện Nhà. Tuy nhiên, Tam Thanh phải đối mặt với thực tại sau khi chia tách xã đó là:  Việc cơ sở hạ tầng như nơi làm việc của UBND xã, trạm xá, trường học xuống cấp nghiêm trọng, thiếu thốn trang thiết bị làm việc, dạy học. Đường xá đi lại khó khăn, dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông Lò và suối Pa mỗi khi mưa lũ về không thể đi lại, giao lưu với bên ngoài.

Đứng trước bối cảnh đầy khó khăn và thách thức phức tạp tại buổi học ban đầu thành lập, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ huyện Đảng bộ lâm thời đã có nghị quyêt tập hợp sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong xã phát huy tổng hợp nội lực của nhân dân, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ, tự lực cánh sinh dựa vào sức mạnh và tranh thủ ngoại lực, động viên nhân dân vượt qua khó khăn bước đầu xây dựng kinh tế nhằm ổn định đời sống nhân dân.

 Trong 29 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Mường Mìn đã chứng minh được khả năng và sức trẻ, sức sáng tạo của mình trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. So với yêu cầu và so với những địa phương miền núi, biên giới khác, những kết quả Mường Mìn đạt được đang còn khiêm tốn, song đã có điểm khá toàn diện trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng trên vùng cao biên giới đã báo hiệu sự khởi đầu hết sức đáng tự hào cho tương lai xã nhà.  Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tam Thanh đã vượt qua muôn vàn khó khăn để gặt hái được nhiều thành tựu như ngày hôm nay. Nền kinh tế có bước phát triển khá, đời sống tinh thần của nhân dân được chú trọng, dưới sư lãnh đạo của Đảng bộ, điều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân trong xã, Tam Thanh đã có bước phát triển vượt bậc thực hiện nhiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phong phong đoạn 2015-2020.

1.2. Đặc điểm tự nhiên của xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, Thanh hóa.

1.2.1 Ví trí địa lý:

Tam Thanh là xã biên giới, núi cao, vùng sâu vùng xa dân tộc ít người của Huyện Quan Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 20 km. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện; Phía Nam giáp xã Yên Khương (Huyện Lang Chánh); Phía Đông giáp xã Tam Lư; Phía Tây giáp xã Mường Pao (Lào) Xã Tam Thanh có chung đường biên giới 18 km tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18 km đường tuần tra biên giới.

Qua địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 217 chạy qua với con dương tuần tra biên giới chạy đến cột mốc H5 tiếp giáp với nước ban Lào. Mạng lưới các tuyến đường liên xã, liên thôn được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi nông lâm, thuỷ sản cũng như đi lại của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hóa đi các địa phương khác, đặc biệt là thông thương trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào qua  cửa khẩu tiểu ngạnh xã Tam Thanh.

1.2.2. Địa hình đất đai.

Tam Thanh thuộc vùng núi cao bị chia cắt mạnh bởi sông Lò, các suối lớn và các dãy núi cao như núi Pù Pha Lay, Pù phạ mứt thuộc bản Pa, Pu lông lênh thuộc bản Ngàm. Hướng núi thấp dần từ tây sang Đông, độ dốc trung bình từ 30-35, có nơi dốc đến 40 , đồng thời đây là hiện tượng gây nên sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ, lượng mưa kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ.

Từ cá nhóm đá mẹ kết hợp với khi hậu thời tiết đã hình thành nên đã hình thành nên các nhóm đất khác khau gồm đất: Feralit trên núi có màu vàng đến nâu vàng phổ biến trên đại bàn xã; nhóm đất Halit trên núi cao phân bổ ở các điỉnh núi cao gần 800 m; nhóm đất Firalit biến đổi do trồng lúa (F1) phân bổ chủ yếu ở các ven đồi do khai hoang phục hóa; nhóm đất phù xa bồi tụ ven sông, ven suối phân bổ ở ven sông Lò, suối Pa thuộc đất canh tác trồng lúa hoa mầu và nhóm đất dốc tụ chân đồi thich hợp với trồng màu, thương thực và trồng rừng.

Tam Thanh thuộc vùng cao của huyện Quan Sơn, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng là vùng núi cao, độ che phủ rừng lớn, nên Tam Thanh thuộc đặc trưng của vùng khí hậu miền núi Thanh Hóa. Chế độ khí hậu hình thành hai mua rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau giá lạnh – lượng mưa thấp. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 nắng nóng – mưa nhiều, chuyển tiếp giữa hai mùa này là mùa xuân và mùa thu kéo dài khoảng 2 tháng, gắn liền với mùa chính là mùa đông và mùa hạ đã sản sinh ra sự biến đổi các yếu tố khí tượng như độ ẩm tương đối trung binh trên 86%, thấp nhất là 16%, nhiệt độ trung bình năm 23,2 độ C, cao nhất 39 độ C, thấp nhất 5 độ C, lượng mua trung bình/năm 1.859 mm, lớn nhất 2.700 mm, số ngày mưa trung bình/năm 134 ngày, lượng mưa mùa đông chỉ bằng khoảng 20 – 25% lượng dòng chảy cả năm, chính vì vậy mùa hạ là mùa thường xảy ra nhiều lũ lụt hay thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng ít đến đời sống, sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân.

          Ở Tam Thanh có hai mùa gió chính, gió tây Nam khô nóng, giông tố, mưa đá, bão và gió Đông bắc lãnh khô, hanh, rét đậm có xuất hiện sương giá và dễ gây hạn hán cháy rừng. Điều kiện thời tiết của xã tuy gây ra những điều kiện bất lợi nhưng nhìn chung những yếu tố của khí hậu nóng ẩm quanh năm đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm.