Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105727

Hiệu quả bước đầu của "Mô hình chăn nuôi bò sinh sản" do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện Quan Sơn

Ngày 08/09/2020 15:44:10

 Hiệu quả bước đầu của "Mô hình chăn nuôi bò sinh sản" do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện Quan Sơn

Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, khâu đột phá trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong những năm qua, Ban Thường Hội LHPN huyện Quan Sơn và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

      Trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020 có rất nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ vùng biên phát triển kinh tế. Một trong những mô hình tạo sự phấn khởi, tin tưởng sẽ giúp cho nhiều gia đình chị em phụ nữ nơi đây sớm thoát nghèo là mô hình chăn nuôi bò sinh sản.

TT.jpg 

Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại xã Tam Thanh

       Mô hình tổ hợp tác “Chăn nuôi bò sinh sản xã Tam Thanh”. Do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ bàn giao và thành lập cho các hộ gia đình phụ nữ nghèo, khó khăn tại xã Tam Thanh huyện Quan Sơn vào tháng 8 năm 2018. Chia làm 2 đợt, đợt 1, Có 20 thành viên tham gia tổ hợp tác với tổng số vốn là 290.000.000đ. Mỗi hộ được vay 14,500.000đ. Năm 2019 thu hồi vốn và tiếp tục cho 6 hộ vay nâng lên 26 hộ tổng đàn là 48 con bò. Bò giống được Hội LHPN xã và Hội LHPN huyện liên hệ mua của các hộ chăn nuôi bò ở các xã trong toàn huyện nhằm đảm bảo bò phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để sinh sản và phát triển tốt. Bò trước khi mua được tiêm phòng đầy đủ. Thức ăn chủ yếu là chăn thả tự nhiên và cho ăn thêm cây chuối, rơm, cám, cỏ voi…

       Từ sự phát triển của mô hình bò, tháng 7/2020 Hội LHPN huyện tiếp tục tham mưu và phối hợp với Hội LHPN Tỉnh tổ chức trao đợt 2 với 22 con bò cái sinh sản, thu hút thêm 42 hộ hội viên phụ nữ nghèo tham gia. Nâng tổng số đàn bò lên 68 con với 68 hội viên tham gia tổ liên kết, tổng trị giá 650 triệu đồng. Các thành viên bỏ thêm vốn đối ứng 179.786.000 triệu đồng.

       Bò trong độ tuổi 10 - 12 tháng, trọng lượng trung bình 160kg, được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Hội còn hỗ trợ các hộ nuôi thức ăn hỗn hợp và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản.  Đàn bò mới thả đang thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt. Theo giá thị trường hiện nay, bê con 7-8 tháng tuổi có thể bán được trên dưới 10 triệu đồng/con, là nguồn nhu nhập khá cho hộ nghèo. Hiện nay, tổng đàn bò đã sinh sản lên tới 94 con đang phát triển tốt.

       Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như: Các hộ tham gia đều là hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, phương thức chăn nuôi theo phong tục tập quán lạc hậu, chủ yếu là chăn thả tự nhiên, do địa hình đồi núi nhiều nên cũng gặp rủi ro do bò bị trượt chân ngã xuống vực; chưa áp dụng tiến bộ KHKT vào trong chăn nuôi. Do đó việc chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn.

       Số lượng cán bộ chuyên môn chỉ đạo kỹ thuật ít, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến công tác giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và công tác kiểm tra, giám sát; Các hộ quen chăn nuôi theo hộ gia đình tự phát, không muốn tham gia tổ hợp tác vì sợ ràng buộc theo khuôn khổ. Địa phương chưa có biện pháp phối giống bằng phôi, chưa chủ động về bò đực, khó khăn cho việc phối giống cho bò cái.

       Chủ tịch UBND xã Tam Thanh Hà Văn Tựng cho biết: "Các hộ nhận nuôi bò đều vui mừng, tích cực chăm sóc bò theo các quy trình kỹ thuật. Để mô hình hỗ trợ bò sinh sản đạt hiệu quả, xã đã rà soát các đối tượng hộ nghèo, yêu cầu các hộ cam kết nuôi bò sinh sản từ 3 con bê trở lên mới được bán hoặc chuyển giao. Trong hai năm thực hiện một số thành viên có trách nhiệm cao trong việc dẫn dắt tổ thực hiện tốt hoạt động như tổ viên Hà Thị Soạn – tổ trưởng… Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông, thú y thường xuyên hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.

       Tiếp nối thành công và ý nghĩa của mô hình, Tháng 4 năm 2020, Hội LHPN huyện tiếp tục tham mưu, nhân rộng và thành lập thêm 02 mô hình tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản cho 20 hội viên tại 02 xã: Mường Mìn và Na Mèo với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Đến nay, tại 02 tổ đã sinh sản thêm được 10 con bê con và đang duy trì tổng đàn là 30 con bò, phát triển tốt. Tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo của chị em phụ nữ trong toàn huyện.

 bò mg mìn hôm trao.jpg
bò mg mìn trao.jpg

Mô hình tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản tại xã Mường Mìn

       Để đạt được kết quả trong thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện, chị Mai Thị Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện mong muốn thời gian tới, mô hình sẽ được hỗ trợ về giống bò đực lai để phối với giống bò địa phương, cải thiện giống nòi; tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản để các hộ dân nắm vững kỹ thuật chăm sóc; Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ gia đình giữ gìn chuồng trại sạch sẽ tránh được các mầm bệnh lây lan…Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".

       Qua thực tế, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình hơn hẳn so với phương thức chăn nuôi truyền thống, việc chăn nuôi theo tổ liên kết và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi đã mang lại hiệu quả cao, đàn bò phát triển nhanh, không xảy ra dịch bệnh, tiết kiệm được công lao động của tổ.

       Ngoài mang lại hiệu quả về kinh tế, tổ chức thực hiện mô hình còn giúp Hội viên phát huy tinh thần tương thân tương ái chia sẻ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tiếp cận với KHKT mới để áp dụng vào sản xuất đại trà nâng cao năng suất và chất lượng con nuôi, duy trì và phát triển, nhân rộng được giống bò cái tại địa phương trở thành sản phẩm hàng hoá, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

          Đây là mô hình tiêu biểu của huyện Quan Sơn trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới. Mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản đã giúp nhiều hộ gia đình ở các xã miền núi có thêm sinh kế thoát nghèo. Giúp các gia đình gắn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống. Các hộ tự làm chuồng bò, đổ bê tông nền, xây tường; vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua thêm bò, đầu tư máy, cải tạo vườn để phát triển kinh tế. Hiệu quả lớn nhất mà mô hình mang lại là tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Với lợi thế đất đai, nguồn cỏ dồi dào nên các hộ không tốn kém chi phí trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển đàn bò thuận lợi.

Nguồn và ảnh Vi Luận – PCT HLHPN huyện

 

Hiệu quả bước đầu của "Mô hình chăn nuôi bò sinh sản" do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện Quan Sơn

Đăng lúc: 08/09/2020 15:44:10 (GMT+7)

 Hiệu quả bước đầu của "Mô hình chăn nuôi bò sinh sản" do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện Quan Sơn

Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, khâu đột phá trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong những năm qua, Ban Thường Hội LHPN huyện Quan Sơn và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

      Trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020 có rất nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ vùng biên phát triển kinh tế. Một trong những mô hình tạo sự phấn khởi, tin tưởng sẽ giúp cho nhiều gia đình chị em phụ nữ nơi đây sớm thoát nghèo là mô hình chăn nuôi bò sinh sản.

TT.jpg 

Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại xã Tam Thanh

       Mô hình tổ hợp tác “Chăn nuôi bò sinh sản xã Tam Thanh”. Do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ bàn giao và thành lập cho các hộ gia đình phụ nữ nghèo, khó khăn tại xã Tam Thanh huyện Quan Sơn vào tháng 8 năm 2018. Chia làm 2 đợt, đợt 1, Có 20 thành viên tham gia tổ hợp tác với tổng số vốn là 290.000.000đ. Mỗi hộ được vay 14,500.000đ. Năm 2019 thu hồi vốn và tiếp tục cho 6 hộ vay nâng lên 26 hộ tổng đàn là 48 con bò. Bò giống được Hội LHPN xã và Hội LHPN huyện liên hệ mua của các hộ chăn nuôi bò ở các xã trong toàn huyện nhằm đảm bảo bò phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để sinh sản và phát triển tốt. Bò trước khi mua được tiêm phòng đầy đủ. Thức ăn chủ yếu là chăn thả tự nhiên và cho ăn thêm cây chuối, rơm, cám, cỏ voi…

       Từ sự phát triển của mô hình bò, tháng 7/2020 Hội LHPN huyện tiếp tục tham mưu và phối hợp với Hội LHPN Tỉnh tổ chức trao đợt 2 với 22 con bò cái sinh sản, thu hút thêm 42 hộ hội viên phụ nữ nghèo tham gia. Nâng tổng số đàn bò lên 68 con với 68 hội viên tham gia tổ liên kết, tổng trị giá 650 triệu đồng. Các thành viên bỏ thêm vốn đối ứng 179.786.000 triệu đồng.

       Bò trong độ tuổi 10 - 12 tháng, trọng lượng trung bình 160kg, được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Hội còn hỗ trợ các hộ nuôi thức ăn hỗn hợp và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản.  Đàn bò mới thả đang thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt. Theo giá thị trường hiện nay, bê con 7-8 tháng tuổi có thể bán được trên dưới 10 triệu đồng/con, là nguồn nhu nhập khá cho hộ nghèo. Hiện nay, tổng đàn bò đã sinh sản lên tới 94 con đang phát triển tốt.

       Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như: Các hộ tham gia đều là hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, phương thức chăn nuôi theo phong tục tập quán lạc hậu, chủ yếu là chăn thả tự nhiên, do địa hình đồi núi nhiều nên cũng gặp rủi ro do bò bị trượt chân ngã xuống vực; chưa áp dụng tiến bộ KHKT vào trong chăn nuôi. Do đó việc chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn.

       Số lượng cán bộ chuyên môn chỉ đạo kỹ thuật ít, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến công tác giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và công tác kiểm tra, giám sát; Các hộ quen chăn nuôi theo hộ gia đình tự phát, không muốn tham gia tổ hợp tác vì sợ ràng buộc theo khuôn khổ. Địa phương chưa có biện pháp phối giống bằng phôi, chưa chủ động về bò đực, khó khăn cho việc phối giống cho bò cái.

       Chủ tịch UBND xã Tam Thanh Hà Văn Tựng cho biết: "Các hộ nhận nuôi bò đều vui mừng, tích cực chăm sóc bò theo các quy trình kỹ thuật. Để mô hình hỗ trợ bò sinh sản đạt hiệu quả, xã đã rà soát các đối tượng hộ nghèo, yêu cầu các hộ cam kết nuôi bò sinh sản từ 3 con bê trở lên mới được bán hoặc chuyển giao. Trong hai năm thực hiện một số thành viên có trách nhiệm cao trong việc dẫn dắt tổ thực hiện tốt hoạt động như tổ viên Hà Thị Soạn – tổ trưởng… Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông, thú y thường xuyên hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.

       Tiếp nối thành công và ý nghĩa của mô hình, Tháng 4 năm 2020, Hội LHPN huyện tiếp tục tham mưu, nhân rộng và thành lập thêm 02 mô hình tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản cho 20 hội viên tại 02 xã: Mường Mìn và Na Mèo với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Đến nay, tại 02 tổ đã sinh sản thêm được 10 con bê con và đang duy trì tổng đàn là 30 con bò, phát triển tốt. Tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo của chị em phụ nữ trong toàn huyện.

 bò mg mìn hôm trao.jpg
bò mg mìn trao.jpg

Mô hình tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản tại xã Mường Mìn

       Để đạt được kết quả trong thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản do Hội Phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện, chị Mai Thị Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện mong muốn thời gian tới, mô hình sẽ được hỗ trợ về giống bò đực lai để phối với giống bò địa phương, cải thiện giống nòi; tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản để các hộ dân nắm vững kỹ thuật chăm sóc; Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ gia đình giữ gìn chuồng trại sạch sẽ tránh được các mầm bệnh lây lan…Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".

       Qua thực tế, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình hơn hẳn so với phương thức chăn nuôi truyền thống, việc chăn nuôi theo tổ liên kết và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi đã mang lại hiệu quả cao, đàn bò phát triển nhanh, không xảy ra dịch bệnh, tiết kiệm được công lao động của tổ.

       Ngoài mang lại hiệu quả về kinh tế, tổ chức thực hiện mô hình còn giúp Hội viên phát huy tinh thần tương thân tương ái chia sẻ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tiếp cận với KHKT mới để áp dụng vào sản xuất đại trà nâng cao năng suất và chất lượng con nuôi, duy trì và phát triển, nhân rộng được giống bò cái tại địa phương trở thành sản phẩm hàng hoá, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

          Đây là mô hình tiêu biểu của huyện Quan Sơn trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới. Mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản đã giúp nhiều hộ gia đình ở các xã miền núi có thêm sinh kế thoát nghèo. Giúp các gia đình gắn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống. Các hộ tự làm chuồng bò, đổ bê tông nền, xây tường; vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua thêm bò, đầu tư máy, cải tạo vườn để phát triển kinh tế. Hiệu quả lớn nhất mà mô hình mang lại là tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Với lợi thế đất đai, nguồn cỏ dồi dào nên các hộ không tốn kém chi phí trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển đàn bò thuận lợi.

Nguồn và ảnh Vi Luận – PCT HLHPN huyện